Căn cứ vào từng mối quan
hệ trong xã hội khác nhau mà các vụ án dân sự sẽ được phân loại thành các vụ án
như sau:
·
Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc
tịch Việt Nam như: tranh chấp quốc tịch của con chung giữa người Việt Nam và
người nước ngoài,…
·
Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác
đối với tài sản như tranh chấp quyền sở hữu xe hoặc động sản khác,….
·
Tranh chấp về các giao dịch dân sự, hợp đồng
dân sự như: tranh chấp hợp đồng đặt cọc, tranh chấp hợp đồng mua bán dân sự,
tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…
·
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển
giao công nghệ như: tranh chấp về sử dụng nhãn hiệu của công ty, tranh chấp về
kiểu dáng công nghiệp hàng hóa,…
·
Tranh chấp về thừa kế tài sản như: tranh
chấp phân chia di sản thừa kế, tranh chấp di chúc, tranh chấp yêu cầu người
thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại,….
·
Tranh chấp về vấn đề bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng như: tranh chấp bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm,….
· Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp
dụng những biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng quy định của pháp luật về
cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong
vụ án hành chính.
·
Các tranh chấp về việc khai thác, sử dụng
tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
·
Tranh chấp đất đai theo pháp luật về đất
đai; tranh chấp về quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật
bảo vệ và phát triển rừng như: tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản gắn liền trên đất, tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng
rừng,…
·
Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ
báo chí theo các quy định của pháp luật về báo chí như tranh chấp về việc không
đăng bài cải chính, những tin tức xúc phạm danh dự, nhân phẩm công dân, bồi
thường thiệt hại,…
·
Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố
các văn bản công chứng vô hiệu như: tranh chấp yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua
bán hàng hóa vô hiệu, hợp đồng thế chấp, hợp đồng đặt cọc vô hiệu,…
·
Những tranh chấp liên quan đến tài sản bị
cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật như: tranh chấp về việc
mua bán tài sản bị cưỡng chế, tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ của người
có tài sản bị cưỡng chế thi hành án,…
·
Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản,
thanh toán phí tổn khi đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo các quy định của
pháp luật về thi hành án dân sự như tranh chấp hủy kết quả bán đấu giá, xử lý
hậu quả pháp lý và bồi thường thiệt hại,….
·
Những tranh chấp khác về dân sự,…
Thứ hai, vụ án tranh chấp
về hôn nhân gia đình được quy định tại Điều 28 BLTTDS 215:
Thứ ba, vụ án tranh chấp
về lao động được quy định tại Điều 32 BLTTDS 2015:
·
Tranh chấp lao động giữa người lao động với
người sử dụng lao động như tranh chấp việc kỷ luật lao động trái luật, tranh
chấp chấm dứt hợp đồng trài luật, ….
·
Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:
tranh chấp về học nghề, tập nghề; các tranh chấp về cho thuê lại lao động; các
tranh chấp về an toàn, vệ sinh lao động; tranh chấp về kinh phí công đoàn,
quyền công đoàn.
· Các tranh chấp khác về lao động, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Công việc mà Công ty
Luật Hùng Dũng thực hiện bao gồm:
·
Tư vấn cụ thể, đưa ra lời tư vấn và hướng đi
phù hợp cho khách hàng
·
Đồng hành cùng quý khách hàng trong việc gặp
gỡ, làm việc cùng các cơ quan tố tụng
·
Soạn thảo đơn ngăn chặn tẩu tán tài sản, đơn
yêu cầu cung cấp thông tin liên quan để thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho
quá trình giải quyết tranh chấp;
·
Soạn thảo đơn khởi kiện đính kèm các tài
liệu liên quan để gửi tòa án;
·
Soạn thảo bản tự khai, đơn phản tố, đơn yêu
cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn yêu cầu định giá tài sản và các
đơn từ khác trong quá tố tụng tại tòa án;
·
Soạn thảo bản ý kiến pháp lý bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
· Hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn thi hành án